10/4/18

Chương trình giáo dục Methanol ở Việt Nam

Viện Methanol (MI), Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng (IPMPH) và Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai bắt đầu hợp tác từ tháng 1 năm 2016 nhằm giải quyết và ngăn chặn các vụ ngộ độc methanol tại Việt Nam. Viện Methanol và Quỹ LIAM đã phát triển rất thành công các Chương trình Giáo dục Y tế và Cộng đồng (CEP/MEP) tại Indonesia từ năm 2014. Những sáng kiến này đã cứu sống nhiều người và đã đào tạo trên 2000 nhân viên y tế, các cán bộ về y tế cộng đồng, và người dân ở các cộng đồng bị ảnh hưởng.

Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức tương tự về sức khỏe cộng đồng. Cả Viện Methanol và Viện Đào tạo Y học Dự phòng đều cho rằng nghiên cứu là cần thiết để đánh giá những nguyên nhân gây ra ngộ độc (như liệu có phải do các loại rượu bị pha trộn methanol trái phép và rượu nấu tại gia, được chưng cất không đúng cách), về các nhóm có nguy cơ cao, và cách tốt nhất để giáo dục các nhà sản xuất rượu, cho công chúng và nhân viên y tế. Vào ngày 22 tháng 3 năm 2016, Viện Methanol, Viện đào tạo Y học dự phòng và Trung tâm chống độc đã chính thức công bố phát động các Chương trình Giáo dục về Methanol cho Việt Nam (VMEP), bao gồm các chương trình giáo dục cộng đồng và giáo dục y tế dựa trên mô hình thí điểm quốc tế đã được xây dựng từ những sáng kiến tại Indonesia Viện của Methanol và LIAM.

chuong-trinh-giao-duc-methanol-o-viet-nam
Chương trình giáo dục Methanol ở Việt Nam

Chương trình Giáo dục Cộng đồng (CEP) sẽ tập trung vào giáo dục cho người tiêu dùng, các nhóm có nguy cơ rủi ro, và dạy cho những hộ sản xuất/nấu rượu những ký thuật sản xuất rượu an toàn. Chương trình Giáo dục Y tế (MEP) sẽ đào tạo cho các bác sĩ, y tá, cán bộ y tế công cộng, và các nhân viên y tế khác tại Việt Nam về cách thức xác định và điều trị những trường hợp nghi ngộ độc methanol.

CHƯƠNG TRÌNH SẼ DIỄN RA TRONG BAO LÂU?

Chương trình VPEP dự kiến triển khai trong năm (5) năm (2016-2020), nghiên cứu mở đầu và dự án thí điểm sẽ được thực hiện tại tỉnh Phú Thọ trong năm 2016. Dựa trên đó, Viện Methanol và Viện Đào tạo Y học Dự phòng sẽ phát triển mô hình CEP/MEP để có thể nhân rộng trên toàn quốc trong giai đoạn 2017 đến 2020. Các tổ chức này sẽ phối hợp chặt chẽ các cơ quan thực thi pháp luật và chính phủ nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi nguy cơ từ những nhà sản xuất/buôn bán rượu cố ý pha trộn trái phép methanol và những hóa chất khác vào rượu.

Định hướng của cả MI và IPMPH đó là tạo ra một chương trình bền vững sau năm 2020, chương trình này khi đó sẽ được quản lý bởi đối tác trong nước và được tài trợ thông qua những đối tác hỗ trợ tại Việt Nam và quốc tế.

BẠN CÓ THỂ TÌM THÊM THÔNG TIN Ở ĐÂU?

Để có thêm thông tin về ngộ độc methanol và cách điều trị, xin vui lòng truy cập website của Viện Methanol, phần Sức khỏe và An toàn (www.methanol.org) và trang web của Viện IPMPH tại địa chỉ http://ipmph.edu.vn/. Bạn cũng có thể liên hệ Bà Phạm Bích Diệp thuộc Viện IPMPH (+84 912 365 666 / phambichdiep@yahoo.com) hoặc Ông Dom LaVigne thuộc Viện MI (+65 6325 6302 / dlavigne@methanol.org).

SHARE THIS

Author:

Công ty chúng tôi chuyên XNK kinh doanh các loại cóa chất - dung môi dùng trong các ngành công nghiệp: sơn, keo dán, nhựa, cao su, mực in, xi măng, dệt nhuộm, mỹ phẩm, thuốc lá....cho các nhà sản xuất, các công ty trên toàn quốc.